• Skip to content
  • Skip to primary sidebar

Mạnh Mẽ Lên

Chém gió thui mà.

  • Home
  • Viết linh tinh
  • Sách
  • MMO

7 Cách Để Tránh Xa Chiếc Điện Thoại Của Bạn

04/09/2018 by Mạnh 2 Comments

Chúng ta chưa bao giờ bị phân tâm như vậy, và chiếc điện thoại chính là thủ phạm lớn nhất. Nhưng có cách nào chúng ta vẫn sử dụng điện thoại mà vẫn hoàn thành mọi việc tốt đẹp. Chuyên gia về làm việc hiệu quả, Chris Bailey chia sẻ những gì hiệu quả với anh ấy.

Khi mà trí não của bạn đang không muốn làm việc, nó sẽ tìm kiếm một việc thú vị để tập trung. Và không cần phải tìm kiếm đâu quá xa, chiếc điện thoại là đủ thú vị rồi.

Chiếc điện thoại cung cấp một lượng thông tin đủ lớn, đủ hấp dẫn để làm hài lòng, thỏa mãn trí não bạn. Nó quá dễ dàng để cuốn vào, thậm chí bị nghiện. Mà hầu hết chúng ta không muốn bị như vậy. Do vậy năm ngoái, tôi đã bắt đầu thay đổi cách sử dụng điện thoại, tìm kiếm các thay đổi nhỏ để tôi có thể sử dụng điện thoại khi cần thiết, chứ không phải tự động.

Dưới đây là 7 cách mà tôi đã thấy hữu ích để hạn chế sử dụng điện thoại, tránh lãng phí thời gian và sự chú ý.

1. Sử dụng "chế độ máy bay" ngay cả khi không ở trên máy bay

Chế độ máy bay không chỉ bật khi bạn đi du lịch. Sử dụng nó khi mà bạn đang làm một việc quan trọng hoặc uống cà phê với ai đó. Nó tạo ra sự thay đổi rất nhiều so với việc chỉ ném điện thoại vào túi; Khi mà bạn làm việc đó, bạn vẫn cảm nhận được khi thông báo rung và sẽ bị phân tâm rằng có gì đó đang chờ bạn xem. Chế độ máy bay không còn để cho các thông báo làm gián đoạn công việc hoặc cuộc nói chuyện của bạn.

2. Tráo đổi điện thoại

Ai cũng biết việc cất điện thoại khi ở cạnh người thân và bạn bè là điều nên làm, tuy nhiên vẫn có những lúc sự hiện diện của chiếc máy là thực sự cần thiết. Trong những hoản cảnh như vậy, bạn có thể thử cách tráo đổi điện thoại với người đi cùng. Bằng cách này, chúng ta tránh được việc tốn quá nhiều thời gian online trên điện thoại của chính mình, nhưng vẫn có máy của người đi cùng dự phòng để gọi hoặc tra cứu online khi cần thiết. Dĩ nhiên cả hai cần thảo luận trước sẽ xử lý ra sao trong trường hợp điện thoại của một trong hai nhận được một cuộc gọi khẩn cấp.

Cách này có vẻ không khả thi lắm ở VN nhỉ.

3. Chỉ định thiết bị làm "sao nhãng"

Nghe thì có vẻ ngớ ngẩn, nhưng tôi vừa mới quyết định rằng chiếc iPad sẽ dành riêng cho một mục đích duy nhất: Đó là thiết bị "sao nhãng". Tôi xóa tất cả các ứng dụng mạng xã hội trong điện thoại, và cài vào iPad. Từ giờ sẽ chỉ dùng các ứng dụng đó ở iPad - cái thứ mà tôi sẽ để ở phòng khác. Nó kiến bạn tập trung được lâu và sâu hơn trong khi mà tôi cần để điện thoại bên cạnh mình.

4. Xóa bớt ứng dụng

Lướt qua một lượt các ứng dụng và tìm ra ứng dụng nào tiêu tốn thời gian nhất - mạng xã hội và các ứng dụng tin tức. Điều này có thể làm tươi mới, dọn dẹp sạch sẽ điện thoại của bạn. Sau đó cân nhắc xóa những ứng dụng mà cùng chức năng ở các thiết bị khác. Lấy ví dụ ứng dụng check email có thể không hữu dụng khi mà bạn cũng đọc email trong máy tính bảng. Một ứng dụng đầu tư cũng không hữu dụng lắm khi mà bạn có thể check thông tin đó ở máy tính.

5. Tạo một thư mục "Ngu đần"

Bạn không thể xóa hết những ứng dụng tiêu tốn và hoang phí thời gian, điều này hoàn toàn bình thường. Nhưng hãy nhóm tất cả chúng nó lại vào một thư mục tên là "Ngu đần" (Tiếng anh là "Mindless") ở điện thoại hoặc máy tính bảng. Cái tên thư mục này coi như một lời nhắc nhở khi mà bạn sắp mất tập trung

6. Nghĩ về khoảng trống

Cái này đòi hỏi một ý chí cao, nó chống lại việc thôi thúc sử dụng điện thoại khi mà đang xếp hàng đợi mua hàng, đi đến quán cà phê, hoặc trong phòng tắm. Thử sử dụng quãng thời gian nghỉ này để ngẫm nghĩ và nạp năng lượng. Lãng phí thời gian vào điện thoại là không đáng.

7. Nghĩ 2 lần trước khi định mua thiết bị gì mới

Giáo sư Clayton Christensen tại đại học Harvard đã phát triển một cách để định giá các đồ công nghệ của bạn: Xác định "công việc" mà bạn đang "thuê" chiếc điện thoại/ máy tính bảng để làm. Lấy ví dụ bạn sử dụng điện thoại để làm chuông báo thức, máy chụp ảnh, đồng hồ, chỉ đường, chơi game, gửi tin nhắn, thẻ lên máy bay, máy nghe nhạc, lịch, bản đồ,.. vv. Nhưng bạn tích trữ càng nhiều thiết bị, thì tính hữu dụng sẽ bị dư thừa. Trước khi mua một thiết bị mới, hãy hỏi bản thân: Cái thứ bạn định mua có thể làm gì mà thiết bị cũ không làm được? Nghĩ như vậy sẽ khiến bạn cân nhắc tại sao bạn lại muốn mua nó.

Đây là phần trích đoạn được sự đồng ý trong cuốn sách Hyperfocus: How to Be More Productive in a World of Distraction của Chris Bailey xuất bản bởi Viking.

Nguồn: https://ideas.ted.com/7-strategies-to-keep-your-phone-from-taking-over-your-life/


Mình đang tập dịch để cải thiện kỹ năng đọc và viết. Khi bắt đầu dịch 1, 2 bài mình mới nhận ra đôi khi bạn đọc một đoạn văn bản có thể hiểu 90%, hiểu ngụ ý tác giả muốn nói gì nhưng mà đôi khi giải thích thành tiếng Việt sao cho không ngu si thì đúng là thử thách rất khó.

Cảm ơn anh Văn Tùng đã hỗ trợ mình trong quá trình dịch bài này.

Ngoài những thứ mà tác giả bài viết nêu ra. Cá nhân mình có một số tips để giảm sự sao nhãng, tránh cầm điện thoại như thế này (Những thứ này mình đang áp dụng, và tần suất sử dụng điện thoại của mình ít đi hẳn. Có ngày xài hết có 15% pin):

1. Tắt hiển thị % pin. Bạn chỉ hiển thị còn pin hay hết chứ không để hiện còn bao nhiêu %. Cái con số này làm cho bạn thi thoảng phải nhìn vào vì ai cũng có lo lắng hết pin mà. Lúc thì 76%, lúc thì 74% thật là nhiều con số. Khi che không hiển thị % pin, khi đó bạn chỉ còn 100%, 75%, 50%, 20% và hết pin thế thôi. Ban đầu sẽ khó chịu nhưng sau rồi sẽ quen.

2. Sạc đầy điện thoại trước khi đi ngủ, dù cho còn 90% pin. Khi bạn tỉnh dậy thì điện thoại được nạp đầy năng lượng và bớt nỗi lo hết pin. Đây cũng là điều mà mình thường làm khi đi ngủ. Đừng lo việc chai pin, một đời ta bằng ba đời nó. Lo lắng làm gì, điện thoại là thứ phục vụ ta.

3. Không để điện thoại lên giường. Điều này sẽ giúp bạn không sử dụng điện thoại khi khó ngủ. Và cải thiện đc giấc ngủ ngon hơn.

4. Tắt hết thông báo của Instagram, Facebook. Riêng Messenger thì tắt âm, chỉ để hiện thông báo lên. Có những thời điểm tiếng chuông báo tin nhắn của Messenger làm mình phát rồ người. Ting Ting Ting Ting. Từ khi tắt chuông âm báo thì mình đỡ phiền hơn và thi thoảng check điện thoại vẫn không bị lỡ tin nhắn từ bạn bè.

5. Đặt tiếng thông báo riêng với những người quan trọng. Không phủ nhận là hàng ngày nhận hàng tá tin nhắn quảng cáo, khuyến mại. Mỗi khi có tin nhắn lại phải mò ra đọc, rất mất thời gian. Do đó mình đặt âm thông báo riêng cho gia đình, bạn thân hay người yêu. Khi có thông báo mình biết là ai gửi, có cần check ngay không.

6. Bật "Do Not Disturb" từ 11h đến 7h sáng. Khi bạn đi ngủ cũng sẽ không có thông báo khi có cuộc gọi đến hoặc tin nhắn. Bạn có thể đặt danh bạ những người quan trọng vào favorite để khi nhỡ có việc gấp.

Trên đây là bài dịch và cũng như kinh nghiệm của mình. Các bạn đọc có chỗ nào chưa rõ hay góp ý thì comment nhen.

Filed Under: Dịch Thuật

Reader Interactions

Comments

  1. Lu says

    10/09/2018 at 12:36 PM

    Comment ủng hộ cho anh mạnh có tinh thần viết bài :)))

    Reply
  2. Nam Nguyễn says

    21/02/2019 at 2:14 PM

    Haha, cần gì phải phức tạp như vậy. Dùng điện thoại đập đá ngày xưa là xong thôi mà. Tôi cũng đang dùng 1 cái 8910 cũ mua tại cửa hàng pinkulan.vn đây.

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Primary Sidebar

Categories

  • Challenge (1)
  • Dịch Thuật (1)
  • Manh Note (2)
  • MMO (1)
  • Sách (1)
  • Viết linh tinh (3)

Bài gần đây

Sách người giầu có nhất thành Babylon

[Review Sách] Người Giầu Có Nhất Thành Babylon

Thử thách 30 ngày học Swift iOs

[Challenge] – 30 Ngày Học Lập Trình Swift – iOs

Mạnh Giải Rubik

Ai Cũng Có Thể Giải Rubik – Tớ Cam Đoan Là Như Vậy

7 Cách Để Tránh Xa Chiếc Điện Thoại Của Bạn

Mèo Con Đang Ngủ

Giấc ngủ – Hạnh phúc từ chính việc ngủ và thức dậy

Made with by Manh | © Copyright 2018